Apple ra mắt AirTag tháng 4/2021 với mục đích giúp người dùng truy vết các vật dụng như chìa khóa, ví tiền, xe hơi hay mọi thứ khác có nguy cơ bị thất lạc. Song nó cũng trở thành “món quà” với những kẻ thích rình mò. Nó nhỏ bé, khó nhận biết và rất dễ dùng, không cần kỹ thuật gì và giá lại rẻ. AirTag bán ở khắp nơi, kể cả siêu thị, theo Emma Pickering, quản lý cấp cao tại tổ chức Refuge.
Cả Refuge và Suzy Lamplugh Trust đều được những phụ nữ như Laura liên lạc. Vài người tìm thấy AirTag ở trong ba lô của con, túi áo hay túi xách. Có trường hợp, không thể định vị được AirTag.
Tháng này, tại tòa án Swansea, Christopher Paul Trotman, 41 tuổi, bị kết tội theo dõi bạn gái cũ bằng cách gắn AirTag ở phía sau xe. Dù nhận được thông báo trên điện thoại, bạn gái cũ không biết nó là gì và thường bỏ qua. Chỉ đến khi con gái của cô cũng có thông báo, họ mới tìm thấy thiết bị.
Trong hầu hết các trường hợp mà Refuge và Suzy Lamplugh Trust ghi nhận, nạn nhân biết rõ ai là người đứng sau, song không phải lúc nào cũng vậy. Chẳng hạn, vào tháng 6, diễn viên Hannah Rose May đăng cảnh báo trên Twitter sau khi bị gắn một AirTag lên người. Cô đang ở bãi đỗ xe lúc 2 giờ sáng và chuẩn bị lái về nhà thì thấy thông báo ai đó đã theo dõi cô suốt 2 tiếng. Người mẫu Brook Nader cũng chia sẻ trải nghiệm tương tự trên Instagram. Ai đó nhét AirTag vào túi áo khoác của cô tại một nhà hàng New York. 4 tiếng sau, trong hoàn cảnh mà cô mô tả là “khoảnh khắc kinh dị chưa từng có”, Nader đang đi bộ về nhà một mình thì nhận được thông báo đang bị theo dõi.
Apple nhấn mạnh công ty xem xét nghiêm túc vấn đề nên đã thiết kế hệ thống cảnh báo trên iPhone để phát hiện những AirTag khả nghi. Hãng cũng phối hợp với cảnh sát khi có sự cố và khẳng định việc lạm dụng hiếm khi xảy ra. Dù vậy, hệ thống cảnh báo chỉ hoạt động nếu nạn nhân dùng iPhone. Vì vậy, tháng 12/2021 - 8 tháng sau khi ra mắt AirTag, Apple giới thiệu Tracker Detect, ứng dụng cảnh báo trên thiết bị Android. Ngoài ra, AirTag cũng phát ra tiếng kêu to hơn giúp dễ nhận biết.
Đối với Rory Innes, nhà sáng lập Cyber Helpline, các động thái của Apple chỉ minh họa vấn đề rõ hơn. Cách tiếp cận là đưa thiết bị ra thế giới, tiếp thị và kiếm tiền từ nó rồi thông báo có thể giải quyết các sự cố sau. Điều này chưa từng xảy ra ở bất kỳ ngành nào. “Bạn không thể bán xe rồi sửa dây an toàn sau vài tháng trên đường, đó là vì có các quy định và luật pháp, tiêu chuẩn an toàn và thử nghiệm nghiêm ngặt. Nó không tồn tại trong giới công nghệ và đây thực sự là khoảng cách”. Ông cho rằng tất cả tính năng cần được đưa vào sản phẩm trước khi bán.
Một vấn đề khác là thiếu sự hỗ trợ khi sự cố xảy ra. Nếu tìm thấy AirTag trong xe hay nhận được thông báo, gần như không thể trao đổi với ai tại Apple. Những lúc như vậy, tốc độ vô cùng quan trọng. Bạn cần lời khuyên từ chuyên gia một cách nhanh chóng.
Rủi ro khác nhau tùy theo bạn là ai và kẻ rình mò là ai. Theo The Guardian, một nghiên cứu về những vụ sát hại phụ nữ do nam giới gây ra cho thấy 94% các vụ có hành vi rình rập và 63% các vụ có hành vi giám sát. Vô hiệu hóa AirTag sẽ “đánh động” thủ phạm. Khi mất kiểm soát, hành vi của chúng có thể leo thang. Sẽ có những nạn nhân bị kích động và đến chất vấn nghi phạm. Innes cảnh báo, bất kỳ phản ứng nào cũng đi kèm với nguy hiểm. “Apple không hỗ trợ đủ, chỉ quan tâm đến lợi nhuận”, ông nhận xét.
Apple từ chối trả lời câu hỏi của The Guardian nhưng cho biết công ty có đường dây hỗ trợ 24/7. Website hỗ trợ AirTag cũng hướng dẫn những người cảm thấy bất an đi đến khu vực công cộng và liên lạc với nhà chức trách. Dự luật an toàn trực tuyến của chính phủ Anh không giúp ích gì nhiều vì tập trung vào gỡ bỏ nội dung độc hại, không xét đến cách thiết kế sản phẩm và hỗ trợ khi sản phẩm bị lợi dụng.
Innes khuyên nạn nhân liên lạc với cảnh sát. Mọi AirTag đều có một mã seri độc nhất giúp tìm ra người mua thông qua Apple ID. Tuy nhiên, Suzy Lamplugh Trust đã biết một số trường hợp cảnh sát không để tâm đến vấn đề một cách thích đáng.
Khi còn quen nhau, Laura chưa bao giờ thấy bạn trai là kẻ lạm dụng, nhưng khi chia tay, hắn hiện nguyên hình và không chỉ dùng đến AirTag. Do hiểu biết về công nghệ, hắn “khủng bố” Laura bằng nhiều cách, chẳng hạn khóa máy tính, lắp đặt camera trong nhà để quan sát… Một đêm, cô hoảng tới mức phải chạy quanh nhà và rút tất cả ổ cắm. Thậm chí, cô không còn muốn ở trong nhà và cảm thấy sắp phát điên.
Laura đã xin được lệnh bảo vệ trong 5 năm. Dù ban đầu bạn trai cũ bị buộc tội rình mò, sau đó hắn được giảm xuống còn gây rối trật tự. Hắn bào chữa rằng AirTag đã bị rơi khỏi túi áo. Laura cho biết có ngày hoảng sợ và chỉ biết tắt điện thoại, không làm gì cả. “Những việc anh ta làm thật không thể tin nổi. Nó không phải hành vi bình thường và anh ta dường như cũng không bình thường. Nó khiến tôi gặp khó khăn”, cô chia sẻ.
Du Lam (Theo The Guardian)
Một người sống tại Anh đã bị bắt giam 9 tuần sau khi dùng AirTags của Apple theo dõi xe hơi của bạn gái cũ.
" alt=""/>AirTag, ‘món quà’ cho những kẻ thích rình mòNăm 2019, gặp biến cố vì tai nạn gãy xương, anh trải qua thời gian điều trị nặng nề tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Sức khỏe cũng suy yếu hơn.
“Chỉ gãy chân thôi nhưng bệnh của mình tốn đến hơn 7 tỷ điều trị. May mắn là có bảo hiểm y tế và các Mạnh Thường Quân giúp đỡ rất nhiều”, anh nói. Thời gian lên viện lại nhiều hơn mỗi khi anh bị chảy máu. Lần này, anh bị xuất huyết khớp háng.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Lâm Mỹ Hạnh, Khoa Huyết học, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, bệnh nhân đã được truyền yếu tố đông máu VIII nhưng không hiệu quả, chân tê dần, không cảm giác.
Sau khi có các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ Hạnh chỉ định sử dụng yếu tố bắc cầu, đắt tiền hơn, hỗ trợ cho quá trình đông máu. Một ngày sau, tình hình cải thiện ngoạn mục, người bệnh cử động được chân và giảm hẳn đau đớn.
“Bệnh nhân Danh Văn được bảo hiểm y tế chi trả 100%. Nếu trường hợp không có bảo hiểm, chúng tôi sẽ phải cân nhắc phương án sao cho vừa điều trị hiệu quả nhưng vừa đỡ tốn kém cho bệnh nhân.
Hemophilia là căn bệnh tiêu tốn rất nhiều tiền, một ống thuốc yếu tố đông máu VIII khoảng trên 5 triệu đồng, một ống yếu tố bắc cầu đang sử dụng cho Danh Văn hơn 10 triệu đồng”, bác sĩ Hạnh nói.
Theo anh Danh Văn, từ đợt điều trị năm 2019 đến nay, bảo hiểm y tế đã chi trả cho anh khoảng 13 tỷ đồng. Bên cạnh đó, anh có sự hỗ trợ của nhiều Mạnh Thường Quân, nhà trường, đồng nghiệp và Phòng Công tác xã hội của Bệnh viện Chợ Rẫy. Năm 2019, phần chi phí dư ra sau khi thanh toán viện phí, anh đã gửi lại viện để giúp người bệnh khác.
“Mỗi lần đi lên đi xuống TP.HCM, hai cha con mất khoảng 8 giờ đi xe đò. Có khi đau đớn vã mồ hôi, có khi phải đi xe lăn. Tôi bảo về đất liền làm nhưng cháu không chịu, tình nguyện dạy học ở đảo và mới kết hôn đầu năm nay”, ông Danh Định, 67 tuổi, chia sẻ.
Theo bác sĩ Hạnh, với bệnh nhân Hemophilia, biến chứng thường gặp là xuất huyết, nặng nhất là xuất huyết não và nội tạng. Mới đây, một nữ sinh đã phải nằm viện suốt 21 ngày vì xuất huyết não. Em bắt buộc phải điều trị nội khoa, không thể phẫu thuật do căn bệnh rối loạn đông máu.
“Hiện nay, chúng ta chưa có chương trình điều trị dự phòng cho bệnh nhân Hemophilia mà chỉ điều trị cấp tính khi xảy ra biến chứng. Cản trở lớn nhất là thuốc yếu tố đông máu rất đắt tiền và chỉ có ở bệnh viện tuyến trung ương. Nếu không có bảo hiểm y tế, nhiều bệnh nhân mắc bệnh này sẽ phải đầu hàng, từ bỏ điều trị”, bác sĩ Hạnh tâm sự.
Trước đó, một bệnh nhân Hemophila khác tại Bệnh viện Chợ Rẫy là anh Phan Hữu Nghiêm cũng được bảo hiểm y tế chi trả 38,3 tỷ đồng. Anh Nghiêm là bệnh nhân có thời gian nằm viện dài nhất (11 năm), số lần phẫu thuật nhiều nhất (26 lần), số tiền viện phí lớn nhất (khoảng 40,8 tỷ đồng) của Bệnh viện Chợ Rẫy đến thời điểm này.
Trong 11 năm điều trị bệnh chảy máu di truyền, anh Nghiêm trải qua 26 ca phẫu thuật, có 65 bộ hồ sơ bệnh án.
" alt=""/>Mắc bệnh máu khó đông chưa có thuốc chữa, được bảo hiểm chi trả 13 tỷ đồngCơ hội nào cho Việt Nam?
Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Logistics, cụ thể hơn là doanh nghiệp chuyển phát nhanh đón đầu xu hướng, xây dựng lợi thế cạnh tranh lâu dài và củng cố vị thế thị trường. Những “người chơi” trong ngành sẽ cần phải đầu tư nghiêm túc cho công nghệ và hệ thống kho bãi, mở rộng số lượng bưu cục đồng thời kết nối các doanh nghiệp nhiều bên, tạo dựng hệ sinh thái hoàn chỉnh, lợi ích cho nhà kinh doanh và người tiêu dùng cuối.
Theo báo cáo của McKinsey, các chuyên gia ước tính tăng trưởng GDP ở châu Á sẽ đạt 4,5% - cao gấp đôi so với mức trung bình của thế giới, và khu vực này sẽ chiếm giữ tới 20% lượng tiêu thụ toàn cầu đến năm 2025. Bên cạnh những “ông lớn” quen thuộc trong ngành Logistics như Nhật Bản và Ấn Độ, những cái tên như Indonesia, Việt Nam và Thái Lan sẽ là những quốc gia có tiềm năng tăng trưởng cao nhất.
Dù đang gia tăng mạnh mẽ, cơ hội vẫn đang mở rộng và dư địa thị trường vẫn còn cho những người chơi chuyển mình nhanh chóng nắm bắt cơ hội và hưởng lợi. Bốn chiến thuật phổ biến được các công ty dùng để củng cố thế mạnh của mình ở thị trường châu Á là M&A, IPO, thoái vốn nhằm tái thiết bộ phận chức năng và đầu tư chiến lược.
Trong đó, ở mảng chuyển phát nhanh, một mảnh ghép thiết yếu trong bức tranh Logistic lớn, chiến thuật được sử dụng rõ nét nhất là đầu tư chiến lược, cụ thể là chủ động đầu tư cho lĩnh vực mũi nhọn là công nghệ, tăng cường tự động hóa cho quy trình và dây chuyền, từ đó rút ngắn tối đa thời gian xử lý đơn hàng cũng như mức độ sai sót.
Tiêu biểu, trung tâm trung chuyển phát vừa khánh thành tại Củ Chi của J&T Express được trang bị hệ thống phân loại thông minh DWS, hệ thống chuyển hướng băng tải cắt ngang (cross-belt). Nhờ áp dụng các công nghệ tân tiến mà cơ sở này có khả năng xử lý lên tới 2 triệu kiện hàng mỗi ngày, với độ chính xác lên tới 99%.
Việc mở rộng đối tác cũng giúp doanh nghiệp chuyển phát nhanh mang tới những gói giải pháp tích hợp, hỗ trợ tối ưu cho người kinh doanh trực tuyến, cũng như mở ra cơ hội khai thác chéo tệp khách hàng của đối tác. Nổi bật trong số đó phải kể đến việc ký kết hợp tác giữa J&T Express với các phần mềm quản lý bán hàng, như Pancake, UPOS, Haravan, Kiot Việt.
Trong bối cảnh người tiêu dùng và các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh ngày càng có xu hướng tìm kiếm những giải pháp tiện dụng, tích hợp và toàn diện, sự đẩy mạnh hợp tác này được đánh giá là chiến lược “win-win” thông minh giúp các bên đều có lợi: Không chỉ người bán có thêm lựa chọn giải pháp đa dạng, có thể theo dõi toàn bộ tiến trình vận chuyển và chất lượng hàng hóa qua từng khâu, kiểm soát luồng hàng xuất nhập khỏi kho, mà bản thân người kinh doanh trực tuyến, đặc biệt là những người mới gia nhập nền kinh tế số cũng có thêm nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Nguy cơ thua trên "sân nhà"
Tuy nhiên, ở góc nhìn khác, Chủ tịch Thế Giới Di Động Nguyễn Đức Tài chia sẻ trên truyền thông rằng: "Logistics ở Việt Nam cực kỳ underdeveloped, cực kỳ kém hiệu quả, rất tệ hại". Đây là cơ hội rất lớn cho những doanh nghiệp nào ở nước ngoài có sức mạnh về Logistics.
"Ai có sức mạnh xây dựng một công ty Logistics tới nơi tới chốn ở Việt Nam chắc người đó sẽ thắng. Còn Thế Giới Di Động tập trung làm bán lẻ nên không dành thời gian cho lĩnh vực đó", Chủ tịch Thế Giới Di Động kết luận.
Theo ông Tài, hàng tiêu dùng thì khi mua online cần độ tin cậy và thời gian giao hàng nhanh. Một bà nội trợ khi hết dầu ăn, đặt mua online thì không thể đợi 3 ngày mới giao.
"Chúng tôi ý thức ngành này khác rất nhiều so với mua một chiếc đầm, một đôi giày. Những cái đó có thể đợi 3 ngày, khi nào tiện thì giao, nhưng những đồ mà chúng tôi kinh doanh thì người ta không chấp nhận điều kiện giao hàng như vậy đâu", Chủ tịch Thế Giới Di Động nói.
Thế Giới Di Động hiện nay đang chủ đích xây dựng một mô hình kinh doanh online khác biệt, đó là online với tính chính xác cao, hứa gì làm nấy. Nếu khách hàng nói rằng chỉ có thể nhận hàng từ 10h-12h, thì hàng sẽ được giao đúng vào thời gian đó.
Không những vậy, ông chủ Thế Giới Di Động còn hướng tới xây dựng dịch vụ giao hàng peer-to-peer, có nghĩa là 1 giao 1. Ví dụ, nếu khách hàng cần 1kg thịt rất gấp, thì trong vòng 60 phút, một bạn nhân viên giao hàng sẽ lấy hàng để giao thẳng tới nhà khách hàng, tức là giao hàng 1-1 để đảm bảo tốc độ.
Nói về ngành Logistics, ông Nguyễn Đức tài cho biết: "Logistics là một ước mơ". Ước mơ của ông Tài là có ai đó làm Logistics ngon lành để công ty ông có thể thuê và chỉ còn phải tập trung vào việc mua và bán, vì đó là sức mạnh của bán lẻ.
Theo khảo sát, trình độ ứng dụng CNTT của doanh nghiệp Logistics Việt Nam vẫn ở mức thấp, nhất là trong lĩnh vực vận tải đường bộ - hiện chiếm 80% thị phần vận tải nội địa. Ðây là một trong những yếu tố khiến cho doanh nghiệp Việt khó có thể vận hành hiệu quả và cải thiện chất lượng dịch vụ. Phải ứng dụng công nghệ làm nền tảng cho dịch vụ Logistics thì các doanh nghiệp trong nước mới có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp Logistics lớn trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam.
Thái Khang
"Ai có sức mạnh xây dựng một công ty logistics tới nơi tới chốn ở Việt Nam chắc người đó sẽ thắng", Chủ tịch Thế Giới Di Động nhận định.
" alt=""/>Có lợi thế về logistics, nhưng doanh nghiệp Việt lại nguy cơ “lỡ tàu”